Xem bài viết theo chủ đề

Liên kết website

 

Số lượt truy cập
38041536
THÔNG TIN TỔNG HỢP
Kết quả tìm hiểu kiến thức pháp luật Tháng 9 và đề thi Tháng 10

          I. KẾT QUẢ THÁNG 9/2015

          1. Đáp án
          a) Phần I: Khởi động – Trắc nghiệm
          Câu 1: Đáp án: d. Cả a, b, c đều đúng.
           (Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh).
          Câu 2: Đáp án: c. Là người có các tiêu chuẩn, được Nhà nước bổ nhiệm và trao quyền để làm các công việc theo quy định tại Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủvề tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh và pháp luật có liên quan.
           (Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh).
          Câu 3: Đáp án: c. Trụ sở văn phòng Thừa phát lại có diện tích bảo đảm cho hoạt động, cho việc lưu trữ tài liệu và thuận tiện cho khách hàng; có các điều kiện vật chất cần thiết khác để hoạt động; tổ chức bộ máy theo quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh.
           (Theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh).
          Phần II: Thách đố - Nhận định
          Câu 1: Người muốn được bổ nhiệm làm Thừa phát lại phải có hồ sơ gửi Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh.
          Nhận định sai, bởi vì:
          Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh; Khoản 19 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh
 
          Theo đó, người muốn bổ nhiệm làm Thừa phát lại phải có hồ sơ gửi Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại.
          Câu 2: Thừa phát lại do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm.
          Nhận định đúng
          Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh
          Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm Thừa phát lại trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại.
          Câu 3: Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính. Con dấu của văn phòng Thừa phát lại do Bộ Tư pháp quy định.
Nhận định sai, bởi vì:
          Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 15 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh thì con dấu của Văn phòng Thừa phảt lại do Bộ Công an quy định.
“Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính. Con dấu văn phòng Thừa phát lại không có hình quốc huy và do Bộ Công an quy định”.
          2. Kết quả dự thi
          a)Tổng số bài tham gia Hội thi:  697 bài.
          b) Tổng số bài trả lời đúng cả 02 phần thi: 0 bài.
          c) Tổng số bài trả lời sai: 697 bài.
          3. Giải thưởng cá nhân
          Không có
 
          II. ĐỀ THI THÁNG 10/2015
          1. Chủ đề: Luật số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội khóa XIII về Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành
          2. Đề thi
          Căn cứ vào các kiến thức chung về Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành, hãy trả lời các câu hỏi trong phần thi sau:
          a) Phần I: Khởi động – Trắc nghiệm
          Căn cứ vào các quy định trên hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:
          Câu 1: Môi trường theo định nghĩa của Luật Bảo vệ môi trường được hiểu là gì?
          a. Là hệ thống các yếu tố tự nhiên và nhân tạo vật chất.
          b. Là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại của con người.
          c. Là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
          d. Cả a, b, c đều sai.
          Câu 2: Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường gồm:
          a. Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
          b. Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử - văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng.
          c. Dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.
          d. Cả a, b, c đều đúng.
          Câu 3: Trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo thực hiện kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước thuộc về tổ chức, cá nhân nào?
          a. Bộ trưởng Bộ tài nguyên và Môi trường tổ chức, chỉ đạo kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật trên phạm vi cả nước.    
          b. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an tổ chức, chỉ đạo kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với cơ sở, dự án, công trình thuộc phạm vi bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.
          c. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức, chỉ đạo kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật trên địa bàn.
          d. Cả a, b, c đều đúng.
          b) Phần II: Thách đố - Ô chữ
          Căn cứ vào các quy định Luật số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội khóa XIII về Bảo vệ môi trường, hãy tìm trong ô chữ dưới đây 05 cụm từ đúng thể hiện một trong những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích hiện nay (các cụm từ này nằm ở vị trí theo đường ngang, dọc, chéo).
Bước 1: Gạch đầy đủ cụm từ tìm được trực tiếp trong ô chữ (theo mẫu).
          Bước 2: Ghi rõ tên cụm từ tìm được (có dấu).
          Ví dụ: Bảo vệ; Thu gom
          c) Phần III: Dự đoán
          Theo bạn, trong kỳ có bao nhiêu bài dự thi trả lời đúng tất cả các câu hỏi ở Phần I và Phần II?
         Lưu ý: Bài dự thi hợp lệ là bài viết tay, dùng bút ghi họ và tên, khoanh tròn các đáp án trong phần trắc nghiệm và trả lời các câu hỏi nhận định, không sử dụng hình thức đánh máy.

 

CÁC TIN BÀI KHÁC:
Các trang: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26  
Xem tin theo ngày
Trang chủ  Sơ đồ site
       
   LỰC LƯỢNG THANH NIÊN XUNG PHONG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH                 Người phát ngôn:  Đồng chí: Lê Minh Khoa, Chỉ huy trưởng Lực lượng TNXP TP. Hồ Chí Minh
       Địa chỉ: số 636, đường Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh                    ĐT: (028) 38 249 624; Email: lmkhoa.tnxp@tphcm.gov.vn
       Điện thoại: (028) 38 249 623 – 38 249 624 – Fax: (08) 39 245 211                                                 Đồng chí: Nguyễn Văn Bình, Phó Chỉ huy trưởng Lực lượng TNXP TP. Hồ Chí Minh.
       Website: www.tnxp.hochiminhcity.gov.vn –  Email: tnxp@tphcm.gov.vn                                  ĐT: (028) 38 249 625; Email: nguyenvanbinh.tnxp@tphcm.gov.vn