1. Đáp án
a) Phần I: Khởi động – Trắc nghiệm
Câu 1: c. Cả a, b đúng.
(Theo quy định tại Điều 2, Luật số 44/2013/QH10 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí).
Câu 2: a. Công trình quan trọng quốc gia; Công trình có giá trị lớn, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của địa phương
(Theo quy định tại Điều 41, Luật số 44/2013/QH10 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí).
Câu 3: d. Cả a, b, c đều đúng
(Theo quy định tại Điều 8, Luật số 44/2013/QH10 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí).
b) Phần II: Thách đố - Ô chữ
Câu 1: Tất cả các hoạt động quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước đều phải công khai.
Nhận định sai, vì:
Theo quy định tại Điều 5 Luật số 44/2013/QH10 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì các hoạt động quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước cho các lĩnh vực, hoạt động thuộc bí mật nhà nước thì không phải thực hiện công khai.
(Theo quy định tại Điều 5 Luật số 44/2013/QH10 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí).
Câu 2: Theo quy định, chỉ có Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, đại biểu Hội đồng nhân các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư mới thực hiện hoạt động giám sát về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Nhận định sai, vì:
Căn cứ theo quy định tại Điều 6, Luật số 44/2013/QH10 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, ngoài những cơ quan trên công dân cũng thực hiện hoạt động giám sát về thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí.
(Theo quy định tại Khoản 1, Điều 6, Luật số 44/2013/QH10 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí).
Câu 3: Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên từ chủ trương, đường lối, cơ chế chính sách đến tổ chức thực hiện gắn với kiểm tra, giám sát.
Nhận định đúng.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 4, Luật số 44/2013/QH10 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
2. Kết quả dự thi
a)Tổng số bài tham gia Hội thi: 769 bài.
b) Tổng số bài trả lời đúng cả 02 phần thi: 210 bài.
c) Tổng số bài trả lời sai: 559 bài.
3. Giải thưởng
a) Cá nhân
- Giải nhất: Đồng chí Phạm Duy Văn – Công đoàn Cơ sở Trường GDĐT và GQVL số 2 (trả lời đúng cả 02 phần thi và có số dự đoán là 210 người trả lời đúng cả 02 phần thi).
- Giải nhì: Đồng chí Trần Hồng Lâm – Công đoàn Cơ sở Cơ quan Lực lượng (trả lời đúng cả 02 phần thi và có số dự đoán là 212 người trả lời đúng cả 02 phần thi).
- Giải ba: Đồng chí Huỳnh Châu Quốc Vũ – Công đoàn Cơ sở Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích TNXP (trả lời đúng cả 02 phần thi và có số dự đoán là 213 người trả lời đúng cả 02 phần thi).
b) Tập thể: Công đoàn Cơ sở Trung tâm GDTX TNXP (tỷ lệ tổng số bài trả lời đúng cả 02 phần thi/tổng quân số CBVC-NLĐ là 66,7 %).
II. ĐỀ THI THÁNG 8/2015
1. Chủ đề: Các quy định pháp luật về biển, biên giới biển Việt Nam
2. Đề thi
Căn cứ vào các kiến thức chung về biển, đảo Việt Nam; quy định pháp luật về biển, biên giới biển Việt Nam hãy trả lời các câu hỏi trong các phần thi sau:
a) Phần I: Khởi động – Trắc nghiệm
Câu 1: Biên giới quốc gia trên biển theo quy định của Luật Biển Việt Nam năm 2012 được xác định bằng?
Căn cứ vào các quy định trên hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:
a. Ranh giới ngoài của lãnh hải.
b. Ranh giới ngoài của vùng đặc quyền kinh tế.
c. Ranh giới ngoài của thềm lục địa Việt Nam.
d. Cả a, b, c đều sai.
Câu 2: Nguyên tắc trong phát triển kinh tế biển của Việt Nam là:
a. Phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
b. Gắn với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn trên biển;
c. Gắn với phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương ven biển và hải đảo. Đồng thời phù hợp với yêu cầu quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 3: Đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là:
a. Đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là một bộ phận không tách rời của vùng biển Việt Nam.
b. Đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là một bộ phận không tách rời của lãnh thổ Việt Nam.
c. Đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là một bộ phận không tách rời của lãnh hải Việt Nam.
d. Cả a, b, c đều đúng.
b) Phần II: Thách đố - Hỏi đáp kiến thức chung về biển, đảo Việt Nam
Câu 1: Việt Nam có bao nhiêu tỉnh, thành phố có biển? Hãy kể tên các tỉnh, thành phố đó?
Câu 2: Việt Nam có bao nhiêu Vịnh lớn? Kể tên các Vịnh đó?
Câu 3: Căn cứ theo quy định của Luật biển Việt Nam năm 2012, hãy nêu những hoạt động bị cấm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam? Nêu cơ sở pháp lý.
c) Phần III: Dự đoán
Theo bạn, trong kỳ có bao nhiêu bài dự thi trả lời đúng tất cả các câu hỏi ở Phần I và Phần II?
Lưu ý: Bài dự thi hợp lệ là bài viết tay, dùng bút ghi họ và tên, khoanh tròn các đáp án trong phần trắc nghiệm và trả lời các câu hỏi lý thuyết, không sử dụng hình thức đánh máy.
Ban Tổ chức