Xem bài viết theo chủ đề

Liên kết website

 

Số lượt truy cập
38045383
THÔNG TIN TỔNG HỢP
ĐÁP ÁN HỘI THI “TÌM HIỂU KIẾN THỨC PHÁP LUẬT” TRÊN BẢN TIN TNXP THÀNH PHỐ QUÝ III/2018

 Chủ đề: Tìm hiểu pháp luật về lao động.

Câu 1: Theo Bộ luật Lao động năm 2012, khái niệm “người lao động” được hiểu như thế nào?

A. Là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.

B. Là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có khả năng lao động, có hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.

C. Là người từ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.

D. Là người từ 18 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.

(Căn cứ tại Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2012)

Câu 2: Theo Bộ luật Lao động năm 2012, khái niệm “người sử dụng lao động” được hiểu như thế nào?

A. Là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

B. Là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

C. Là tập hợp có tổ chức của người lao động cùng làm việc cho một người sử dụng lao động hoặc trong một bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của người sử dụng lao động.

D. Là một cá nhân, một nhóm người có tổ chức cùng làm việc cho một doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình.

(Căn cứ tại Khoản 2 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2012)

Câu 3: Theo Bộ luật Lao động năm 2012, người lao động có các quyền nào sau đây?

A. Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử; đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; đình công.

B. Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể.

C. Thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại với người sử dụng lao động, thực hiện quy chế dân chủ và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động.

  D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

(Căn cứ tại Khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2012)

Câu 4: Theo Bộ luật Lao động năm 2012, người lao động có các nghĩa vụ nào sau đây?

A. Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể.

B. Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động.

C. Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

(Căn cứ tại Khoản 2 Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2012)

Câu 5: Theo Bộ luật Lao động năm 2012, quan hệ lao động giữa người lao động hoặc tập thể lao động với người sử dụng lao động được xác lập như thế nào?

A. Được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thoả thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.

B. Được xác lập qua thương lượng, thoả thuận được ghi nhận trong hợp đồng lao động mà hai bên đã ký theo nguyên tắc tự nguyện.

C. Được xác lập dựa trên nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi.

D. Được xác lập qua thoả thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền, lợi ích và nghĩa vụ của hai bên.

(Căn cứ tại Khoản 1 Điều 7 Bộ luật Lao động năm 2012)

 

Câu 6: Theo Bộ luật Lao động năm 2012, có bao nhiêu hành vi bị nghiêm cấm?

A. 5 hành vi.

B. 6 hành vi.

C. 7 hành vi.

D. 8 hành vi.

(Căn cứ tại Điều 8 Bộ luật Lao động năm 2012)

Câu 7: Theo Bộ luật Lao động năm 2012, hợp đồng lao động được định nghĩa như thế nào?

A. Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

  B. Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

  C. Hợp đồng lao động là một văn bản ghi nhận sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, môi trường làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

  D. Hợp đồng lao động là văn bản pháp lý thể hiện sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, thời gian làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

  (Căn cứ tại Điều 15 Bộ luật Lao động năm 2012)

  Câu 8: Theo Bộ luật Lao động năm 2012, trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của ai?

A. Người đại diện theo ủy quyền của người lao động.

B. Người đại diện theo pháp luật của người lao động.

C. Cha đẻ hoặc mẹ đẻ của người lao động.

D. Người giám hộ của người lao động.

(Căn cứ tại Khoản 1 Điều 18 Bộ luật Lao động năm 2012)

Câu 9: Theo Bộ luật Lao động năm 2012, những hành vi nào người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động?

A. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

B. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

C. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

D. Cả A và C đều đúng.

(Căn cứ tại Điều 20 Bộ luật Lao động năm 2012)

Câu 10: Theo Bộ luật Lao động năm 2012, không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp nào sau đây?

A. Phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.

B. Nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động.

C. Nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

(Căn cứ tại Khoản 3 Điều 22 Bộ luật Lao động năm 2012)

Câu 11: Theo Bộ luật Lao động năm 2012, thời gian thử việc đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên không quá bao nhiêu ngày?

A. 30 ngày.

B. 40 ngày.

C. 50 ngày.

D. 60 ngày.

(Căn cứ tại Khoản 1 Điều 27 Bộ luật Lao động năm 2012)

Câu 12: Theo Bộ luật Lao động năm 2012, thời gian thử việc đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ không quá bao nhiêu ngày?

A. 30 ngày.

B. 40 ngày.

C. 50 ngày.

D. 60 ngày.

(Căn cứ tại Khoản 2 Điều 27 Bộ luật lao động năm 2012)

Câu 13: Điền vào chỗ trống để hoàn thành câu sau:

“Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng ..........mức lương của công việc đó.”

A. 65 %.

B. 75 %.

C. 85 %.

D. 95 %.

(Căn cứ tại Điều 28 Bộ luật Lao động năm 2012)

Câu 14: Theo Bộ luật Lao động năm 2012, người lao động làm việc không trọn thời gian được định nghĩa như thế nào?

A. Là người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc quy định của người sử dụng lao động.

  B. Là người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành.

C. Là người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần được quy định trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc quy định của người sử dụng lao động.

D. Là người lao động có thời gian làm việc ít hơn 8 giờ/ngày, 48 giờ/tuần.

(Căn cứ tại Khoản 1 Điều 34 Bộ luật Lao động năm 2012)

Câu 15: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong trường hợp không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì phải báo cho người sử dụng lao động biết trước bao nhiêu ngày?

A. Ít nhất 2 ngày làm việc.

B. Ít nhất 3 ngày làm việc.

C. Ít nhất 4 ngày làm việc.

D. Ít nhất 5 ngày làm việc.

(Căn cứ tại Điểm a Khoản 2 Điều 37 Bộ luật Lao động năm 2012)

Câu 16: Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước bao nhiêu ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn?

A. 30 ngày.

B. 35 ngày.

C. 40 ngày.

D. 45 ngày.

(Căn cứ tại Điểm a Khoản 2 Điều 38 Bộ luật lao động năm 2012)

Câu 17: Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước bao nhiêu ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn?

A. 30 ngày.

B. 35 ngày.

C. 40 ngày.

D. 45 ngày.

(Căn cứ tại Điểm b Khoản 2 Điều 38 Bộ luật Lao động năm 2012)

Câu 18: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống:

“........là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc”.

A. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm.

B. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc.

C. Thời gian làm việc để tính bảo hiểm xã hội.

D. Thời gian làm việc để tính trợ cấp tai nạn nghề nghiệp.

(Căn cứ tại Khoản 2 Điều 49 Bộ luật Lao động năm 2012)

Câu 19: Theo Bộ luật Lao động năm 2012, tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm được định nghĩa như thế nào?

A. Là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.

  B. Là tiền lương căn cứ theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.

  C. Là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng cuối năm liền kề mà người lao động mất việc làm.

  D. Là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 12 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.

(Căn cứ tại Khoản 3 Điều 49 Bộ luật Lao động năm 2012)

Câu 20: Theo Bộ luật Lao động năm 2012, hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nào?

A. Khi người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền.

B. Khi công việc mà hai bên đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc bị pháp luật cấm.

C. Khi nội dung của hợp đồng lao động hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.

D. Khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.

(Căn cứ tại Khoản 2 Điều 50 Bộ luật Lao động năm 2012)

 

Câu 21: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau:

“Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định trong pháp luật về lao động, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc nội dung của hợp đồng lao động hạn chế các quyền khác của người lao động thì......nội dung đó bị vô hiệu”.

A. Một phần.

B. Toàn bộ.

C. Một phần hoặc toàn bộ.

D. Chỉ mỗi.

(Căn cứ tại Khoản 3 Điều 50 Bộ luật lao động năm 2012)

Câu 22: Theo Bộ luật Lao động năm 2012, cơ quan nào có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu?

A. Thanh tra lao động, Viện Kiểm sát nhân dân.

B. Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân.

C. Công an cấp tỉnh, Thanh tra lao động.

D. Thanh tra lao động, Tòa án nhân dân.

(Căn cứ tại Khoản 1 Điều 51 Bộ luật Lao động năm 2012)

Câu 23: Theo Bộ luật Lao động năm 2012, đối thoại tại nơi làm việc được tiến hành như thế nào?

A. Định kỳ 03 tháng một lần hoặc theo yêu cầu của một bên.

B. Định kỳ mỗi tháng một lần hoặc theo yêu cầu của một bên.

C. Định kỳ 02 tháng một lần hoặc theo yêu cầu của một bên.

D. Định kỳ 06 tháng một lần hoặc theo yêu cầu của một bên.

(Căn cứ tại Khoản 1 Điều 65 Bộ luật Lao động năm 2012)

Câu 24: Theo Bộ luật Lao động năm 2012, mục đích của thương lượng tập thể là gì?

A. Xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ.

B. Xác lập các điều kiện lao động mới làm căn cứ để tiến hành ký kết thoả ước lao động tập thể.

C. Giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

(Căn cứ tại Điều 66 Bộ luật Lao động năm 2012)

Câu 25: Theo Bộ luật lao động năm 2012, thỏa ước lao động tập thể được định nghĩa như thế nào?

A. Là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.

B. Là hợp đồng được ký kết giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.

C. Là thương lượng, thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.

D. Là văn bản có giá trị pháp lý giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.

(Căn cứ tại Khoản 1 Điều 73 Bộ luật lao động năm 2012)

Câu 26: Trường hợp thoả ước lao động tập thể không ghi ngày có hiệu lực thì thỏa ước đó có hiệu lực kể từ khi nào?

A. Từ ngày hai bên thỏa thuận về ácc điều khoản của thỏa ước.

B. Từ ngày hai bên ký thỏa ước lao động tập thể.

C. Từ ngày hợp đồng lao động có hiệu lực thi hành.

D. Từ ngày các bên ký kết.

(Căn cứ tại Điều 76 Bộ luật Lao động năm 2012)

Câu 27: Theo Bộ luật Lao động năm 2012, cơ quan nào có thẩm quyền tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu?

A. Viện Kiểm sát nhân dân.

B. Tòa án nhân dân.

C. Ủy ban nhân dân.

D. Hội đồng nhân dân.

(Căn cứ tại Điều 79 Bộ luật Lao động năm 2012)

Câu 28: Theo Bộ luật lao động năm 2012, tiền lương bao gồm những gì?

A. Mức lương theo công việc hoặc chức danh.

B. Phụ cấp lương.

C. Các khoản bổ sung khác.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

(Căn cứ tại Khoản 1, Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2012)

Câu 29: Theo Bộ luật Lao động năm 2012, tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào những yếu tố nào?

A. Chức danh nghề nghiệp, bằng cấp.

B. Vị trí việc làm; kinh nghiệm công tác.

C. Thời gian công tác; hiệu quả công việc.

D. Năng suất lao động; chất lượng công việc.

(Căn cứ tại Khoản 2 Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2012)

Câu 30: Theo Bộ luật Lao động năm 2012, mức lương tối thiểu là gì?

A. Là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.

B. Là số tiền mỗi tháng người lao động được tập tập thể người sử dụng lao động chi trả các khoản chi phí liên quan tới nhiệm vụ công việc.

C. Là số tiền lương thực tế cộng các khoản trợ cấp khác của cơ quan, đơn vị.

D. Cả A và C đều đúng.

(Căn cứ tại Khoản 1 Điều 91 Bộ luật Lao động năm 2012)

Câu 31: Theo Bộ luật Lao động năm 2012, mức lương tối thiểu được xác định như thế nào?

A. Xác định dựa theo năng suất lao động và chất lượng công việc.

B. Xác định dựa theo chức danh nghề nghiệp, bằng cấp.

C. Xác định dựa theo năng lực công tác, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

D. Xác định theo tháng, ngày, giờ và được xác lập theo vùng, ngành.

(Căn cứ tại Khoản 1 Điều 91 Bộ luật Lao động năm 2012)

Câu 32: Theo Bộ luật Lao động năm 2012, người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn. Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá bao nhiêu tháng?

A. 01 tháng.

B. 02 tháng.

C. 03 tháng.

D. 04 tháng.

(Căn cứ tại Điều 96 Bộ luật Lao động năm 2012)

Câu 33: Theo Bộ luật Lao động năm 2012, thời giờ làm việc không quá bao nhiêu giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành?

A. 04 giờ.

B. 06 giờ.

C. 08 giờ.

D. 10 giờ.

(Căn cứ tại Khoản 3 Điều 104 Bộ luật Lao động năm 2012)

Câu 34: Theo Bộ luật Lao động năm 2012, giờ làm việc ban đêm được tính từ thời gian nào?

A. Từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.

B. Từ 22 giờ đến 6 giờ 30 sáng ngày hôm sau.

C. Từ 23 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.

D. Từ 00 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.

(Căn cứ tại Điều 105 Bộ luật Lao động năm 2012)

Câu 35: Theo Bộ luật Lao động năm 2012, người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất bao nhiêu giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác?

A. 6 giờ.

B. 8 giờ.

C. 10 giờ.

D. 12 giờ.

(Căn cứ tại Điều 109 Bộ luật Lao động năm 2012)

Câu 36: Theo Bộ luật Lao động năm 2012, trong trường hợp người lao động kết hôn được nghỉ việc bao nhiêu ngày mà vẫn hưởng nguyên lương?

A. 2 ngày.

B. 3 ngày.

C. 4 ngày.

D. 5 ngày.

(Căn cứ tại Điểm a Khoản 1 Điều 116 Bộ luật Lao động năm 2012)

Câu 37: Theo Bộ luật Lao động năm 2012, thế nào là kỷ luật lao động?

  A. Là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do pháp luật quy định.

  B. Là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh.

  C. Là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh trong nội quy lao động.

  D. Là việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh theo quy định của bộ luật lao động.

  (Căn cứ tại Điều 118 Bộ luật Lao động năm 2012).

Câu 38: Theo Bộ luật lao động năm 2012, đối tượng nào phải có nội quy lao động bằng văn bản?

A. Tất cả các doanh nghiệp có sử dụng lao động.

B. Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên.

C. Người sử dụng lao động sử dụng từ 100 người lao động trở lên.

D. Doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên.

(Căn cứ tại Khoản 1 Điều 119 Bộ luật Lao động năm 2012)

Câu 39: Đối với nội quy lao động không có quy định trái với pháp luật thì nội quy lao động có hiệu lực sau thời hạn 15 ngày kể từ lúc nào?

          A. Kể từ ngày người sử dụng lao động ký vào văn bản ban hành nội quy lao động.

          B. Kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động.

          C. Kể từ ngày tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở nhận được văn bản thông báo về nội quy lao động.

          D. Kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước có văn bản chấp nhận nội quy lao động.

          (Căn cứ tại Điều 122 Bộ luật Lao động năm 2012).

Câu 40: Nhận định nào sau đây là đúng đối với quy định của pháp luật về nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động?

A. Việc xử lý kỷ luật lao động có thể không cần lập thành biên bản.

B. Người lao động đang trong thời gian nghỉ việc khi được sự đồng ý của người sử dụng lao động thì vẫn bị xử lý kỷ luật lao động.

C. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

D. Được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

(Căn cứ tại Khoản 3 Điều 123 Bộ luật Lao động năm 2012).

Câu 41: Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là bao lâu đối với các hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động?

A. Tối đa 06 tháng.

B. Tối đa 12 tháng.

C. Tối đa 24 tháng.

D. Tối đa 60 ngày.

(Căn cứ tại Khoản 1 Điều 124 Bộ luật Lao động năm 2012).

Câu 42: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động bao gồm?

A. Khiển trách; Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; Cách chức; Sa thải.

B. Khiển trách; Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; Phạt tiền; Cách chức; Sa thải.

C. Khiển trách; Kéo dài thời hạn nâng lương từ 06 -12 tháng; Cách chức; Sa thải.

D. Khiển trách; Kéo dài thời hạn nâng lương trên 06 tháng; Cách chức; Sa thải.

(Căn cứ tại Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2012).

Câu 43: Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được áp dụng trong các trường hợp nào?

A. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

B. Người lao động có hành vi trộm cắp, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động.

C. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa được xóa kỷ luật.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

(Căn cứ tại Điều 126 Bộ luật Lao động năm 2012).

Câu 44: Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động?

A. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

B. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động.

C. Xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

(Căn cứ tại Điều 128 Bộ luật Lao động năm 2012).

Câu 45: Thời hạn tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp là bao lâu?

A. 15 ngày.

B. Không quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không quá 90 ngày.

C. 30 ngày.

D. 90 ngày.

(Căn cứ tại Khoản 2 Điều 129 Bộ luật Lao động năm 2012).

Câu 46: Theo Bộ luật lao động, thế nào là tai nạn lao động?

          A. Là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

          B. Là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể cho người lao động trong khi đang thực hiện công việc theo hợp đồng lao động.

          C. Là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động trong quá trình thực hiện công việc theo hợp đồng lao động.

          D. Là tai nạn gây tổn thương hoặc gây tử vong cho người lao động trong quá trình lao động.

          (Căn cứ tại Khoản 1 Điều 142 Bộ luật Lao động năm 2012).

Câu 47: Quy định về tai nạn lao động được áp dụng cho những đối tượng nào?

A. Người lao động, người học nghề, người thử việc.

          B. Người lao động, người sử dụng lao động.

          C. Người lao động, người học nghề, tập nghề và thử việc.

          D. Người lao động, người sử dụng lao động, người học nghề, tập nghề và thử việc.

          (Căn cứ tại Khoản 1 Điều 142 Bộ luật Lao động năm 2012).

          Câu 48: Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là gì?

          A. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động trong thời gian điều trị phải nghỉ việc.

          B. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do BHYT chi trả đối với người lao động tham gia BHYT và thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia BHYT.

          C. Bồi thường cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

          D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

          (Căn cứ tại Điều 144 Bộ luật Lao động năm 2012).

Câu 49: Người lao động bị tai nạn lao động mà không do lỗi của người lao động và bị giảm sút 15% khả năng lao động thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như thế nào?

A. Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng.

          B. Ít nhất bằng 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng.

          C. Ít nhất bằng 3,5 tháng tiền lương theo hợp đồng.

          D. Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng.

          (Căn cứ tại Điểm a Khoản 3 Điều 145 Bộ luật Lao động năm 2012).

          Câu 50: Người sử dụng lao động không được phân công công việc gì cho lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi?

          A. Không được giao bất cứ công việc gì.

          B. Làm thêm giờ.

          C. Đi công tác xa.

          D. Cả B và C đều đúng.

          (Căn cứ tại Điềm b Khoản 1 Điều 155 Bộ luật Lao động năm 2012).

          Câu 51: Trong trường hợp nào dưới đây, người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ đang trong kỳ nghỉ thai sản?

          A. Lao động nữ bị xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải.

          B. Lao động nữ đang mang thai.

          C. Người sử dụng lao động chết (nếu là cá nhân) hoặc chấm dứt hoạt động (nếu không phải là cá nhân).

          D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

          (Căn cứ tại Khoản 3 Điều 155 Bộ luật Lao động năm 2012).

          Câu 52: Thời gian nghỉ thai sản đối với lao động nữ sinh đôi là bao lâu?

          A. 06 tháng.

          B. 07 tháng.

          C. 08 tháng.

          D. 09 tháng.

          (Căn cứ tại Khoản 1 Điều 157 Bộ luật Lao động năm 2012).

          Câu 53: Nếu lao động nữ đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản thì lao động nữ sẽ nhận được những khoản thu nào?

          A. Tiền lương.

          B. Trợ cấp thai sản.

          C. Phụ cấp làm thêm.

          D. Cả A và B đều đúng.

          (Căn cứ tại Khoản 4 Điều 157 Bộ luật Lao động năm 2012).

          Câu 54: Những công việc nào không được sử dụng lao động nữ?

          A. Công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

          B. Công việc phải ngâm mình thường xuyên dưới nước.

          C. Công việc làm thường xuyên dưới hầm mỏ.

          D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

          (Căn cứ tại Điều 160 Bộ luật Lao động năm 2012).

          Câu 55: Những nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi?

          A. Công trường xây dựng; Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, phòng tắm hơi, phòng xoa bóp.

          B. Nơi làm việc gây tổn hại tới sức khỏe, sự an toàn và đạo đức của người chưa đủ 18 tuổi.

          C. Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm; Cơ sở giết mổ gia súc.

          D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

          (Căn cứ Khoản 2 Điều 165 Bộ luật Lao động năm 2012).

          Câu 56: Các hành vi nào sau đây bị cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật?

          A. Sử dụng người lao động là người khuyết tật suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

          B. Sử dụng người lao động là người khuyết tật làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.

          C. Sử dụng người lao động là người khuyết tật làm công việc bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc.

          D. Cả A và B đều đúng.

  (Căn cứ tại Điều 178 Bộ luật Lao động năm 2012).

          Câu 57: Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình là bao lâu?

          A. 12 tháng.

          B. 36 tháng.

          C. Không xác định thời hạn.

          D. Do hai bên thỏa thuận.

  (Căn cứ tại Khoản 2 Điều 180 Bộ luật Lao động năm 2012).

          Câu 58: Những hành vi nào bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động sử dụng lao động là người giúp việc gia đình?

          A. Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động.

          B. Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực.

          C. Giao việc cho người giúp việc gia đình không theo hợp đồng lao động.

          D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

  (Căn cứ tại Điều 183 Bộ luật Lao động năm 2012).

          Câu 59: Quyền của cán bộ công đoàn cơ sở trong quan hệ lao động là gì?

          A. Gặp người sử dụng lao động để đối thoại, trao đổi, thương lượng về những vấn đề lao động và sử dụng lao động.

          B. Đến các nơi làm việc để gặp gỡ người lao động trong phạm vi trách nhiệm mà mình đại diện.

          C. Giải quyết các tranh chấp lao động.

          D. Cả A và B đều đúng.

  (Căn cứ tại Khoản 1, 2 Điều 191 Bộ luật Lao động năm 2012).

          Câu 60: Cơ quan nào chịu trách nhiệm tổ chức việc tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn của hòa giải viên lao động, trọng tài viên lao động trong giải quyết tranh chấp lao động?

          A. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

          B. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

          C. Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

          D. Tòa án nhân dân cấp huyện.

  (Căn cứ tại Khoản 2 Điều 195 Bộ luật Lao động năm 2012).

          Câu 61: Hội đồng trọng tài lao động do ai quyết định thành lập?

A. Chủ tịch Liên đoàn lao động.

B. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

C. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

D. Chủ tịch công đoàn cơ sở.

(Căn cứ tại Khoản 1 Điều 199 Bộ luật Lao động năm 2012).

Câu 62: Cơ quan, cá nhân nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân?

A. Hòa giải viên lao động.

B. Tòa án nhân dân.

C. Hội đồng trọng tài lao động.

D. Cả A và B đều đúng.

(Căn cứ tại Điều 200 Bộ luật Lao động năm 2012).

Câu 63: Các tranh chấp nào sau đây không bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết?

A. Bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

B. Xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao đồng; Bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao đồng.

C. Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động; Bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

          (Căn cứ tại Khoản 1 Điều 201 Bộ luật Lao động năm 2012).

          Câu 64: Cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?

          A. Hòa giải viên lao động; Hội đồng trọng tài lao động.

          B. Hòa giải viên lao động; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Tòa án nhân dân.

          C. Hòa giải viên lao động; Hội đồng trọng tài lao động; Tòa án nhân dân.

          D. Hòa giải viên lao động; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Hội đồng trọng tài lao động; Tòa án nhân dân.

          (Căn cứ tại Khoản 1 Điều 203 Bộ luật Lao động năm 2012).

          Câu 65: Cơ quan, tổ chức, cá nhân nào sau đây có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích:

          1. Hòa giải viên lao động.

          2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

          3. Tòa án nhân dân.

          4. Hội đồng trọng tài lao động.

          A. 1, 3.

          B. 1, 2, 3.

          C. 1, 4.

          D. 3, 4.

          (Căn cứ tại Khoản 2 Điều 203 Bộ luật Lao động năm 2012).

          Câu 66: Thế nào là đình công?

          A. Là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

          B. Là sự ngừng việc tạm thời, có tổ chức của tập thể nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

          C. Là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được mục đích tăng lương giảm giờ làm.

          D. Là sự ngừng việc, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

          (Căn cứ tại Khoản 1 Điều 209 Bộ luật Lao động năm 2012).

          Câu 67: Cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có thẩm quyền tổ chức và lãnh đạo đình công?

          A. Ban chấp hành công đoàn cơ sở (ở nơi có tổ chức công đoàn cơ sở); Người lao động (ở nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở).

          B. Tập thể người lao động.

          C. Tổ chức công đoàn.

          D. Ban chấp hành công đoàn cơ sở (ở nơi có tổ chức công đoàn cơ sở); Tổ chức công đoàn cấp trên (ở nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở).

          (Căn cứ tại Điều 210 Bộ luật Lao động năm 2012).

          Câu 68: Sắp xếp trình tự đình công theo đúng quy định của pháp luật:

          1. Ra quyết định đình công.

          2. Lấy ý kiến tập thể lao động.

          3. Tiến hành đình công.

          A. 1-2-3.

          B. 2-1-3.

          C. 2-3-1.

          D. 3-1-2.

          (Căn cứ tại Điều 211 Bộ luật Lao động năm 2012).

          Câu 69: Những trường hợp nào sau đây là đình công bất hợp pháp?

          A. Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích; Tổ chức cho những người lao động không cùng làm việc cho một người sử dụng lao động đình công.

          B. Khi vụ việc tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết.

          C. Tiến hành tại doanh nghiệp không được đình công thuộc danh mục do Chính phủ quy định; Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công.

          D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

          (Căn cứ tại Điều 215 Bộ luật Lao động năm 2012).

          Câu 70: Cơ quan nào có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công?

          A. Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra đình công.

          B. Tòa án nhân dân tối cao.

          C. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra đình công.

          D. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi xảy ra đình công.

          (Căn cứ tại Khoản 1 Điều 225 Bộ luật Lao động năm 2012).

CÁC TIN BÀI KHÁC:
Các trang: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26  
Xem tin theo ngày
Trang chủ  Sơ đồ site
       
   LỰC LƯỢNG THANH NIÊN XUNG PHONG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH                 Người phát ngôn:  Đồng chí: Lê Minh Khoa, Chỉ huy trưởng Lực lượng TNXP TP. Hồ Chí Minh
       Địa chỉ: số 636, đường Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh                    ĐT: (028) 38 249 624; Email: lmkhoa.tnxp@tphcm.gov.vn
       Điện thoại: (028) 38 249 623 – 38 249 624 – Fax: (08) 39 245 211                                                 Đồng chí: Nguyễn Văn Bình, Phó Chỉ huy trưởng Lực lượng TNXP TP. Hồ Chí Minh.
       Website: www.tnxp.hochiminhcity.gov.vn –  Email: tnxp@tphcm.gov.vn                                  ĐT: (028) 38 249 625; Email: nguyenvanbinh.tnxp@tphcm.gov.vn