Xem bài viết theo chủ đề

Liên kết website

 

Số lượt truy cập
38110530
THÔNG TIN TỔNG HỢP
Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên bản tin TNXP, số tháng 02/2017

        Đối tượng dự thi: Cán bộ, viên chức, người lao động tại các đơn vị sự nghiệp (Cơ quan Lực lượng, các Trường, Cơ sở xã hội Nhị Xuân, Trung tâm Giáo dục thường xuyên TNXP) trực thuộc Lực lượng TNXP Thành phố và các doanh nghiệp (Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích TNXP; Công ty Cổ phần Phát triển nông nghiệp TNXP).

 

        Chủ đề: Các quy định pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong Bộ Luật dân sự năm 2015.

        Căn cứ các quy định tại: Chương XV, Phần thứ ba quy định về nghĩa vụ và hợp đồng trong Bộ Luật dân sự năm 2015.

        Khởi động – Trắc nghiệm

        Câu 1: Nghĩa vụ trong Bộ luật dân sự năm 2015 được hiểu là gì?

A. Nghĩa vụ là việc được làm trong quan hệ dân sự.

B. Nghĩa vụ là việc mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc phải làm đối với xã hội, đối với người khác.

C. Nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ phải làm theo yêu cầu của bên có quyền.

D. Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác.

        Câu 2: Đối tượng của nghĩa vụ dân sự là gì?

A. Đối tượng của nghĩa vụ là tài sản, giấy tờ có giá.

B. Đối tượng của nghĩa vụ là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện.

C. Đối tượng của nghĩa vụ là vật, tiền, giấy tờ có giá.

D. Đối tượng của nghĩa vụ là công việc phải thực hiện.

        Câu 3: Nếu không có thỏa thuận, địa điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự được xác định như thế nào với đối tượng không phải là bất động sản?

A. Nơi cư trú của bên có quyền.

B. Nơi cư trú của bên có nghĩa vụ.

C. Nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền. Khi bên có quyền thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở thì phải báo cho bên có nghĩa vụ và phải chịu chi phí tăng lên do việc thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

D. Nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có nghĩa vụ. Khi bên có nghĩa vụ thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở thì phải báo cho bên có quyền và phải chịu chi phí tăng lên do việc thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

        Câu 4: Có bao nhiêu biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự?

A. 7

B. 8

C. 9

D. 10

        Câu 5: Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự mới quy định trong Bộ Luật dân sự năm 2015 so với Bộ luật dân sự năm 2005 là biện pháp nào?

A. Tín chấp, Ký quỹ.

B. Bảo lưu quyền sở hữu, Bão lãnh.

D. Bảo lưu quyền sở hữu, Cầm giữ tài sản.

C. Cầm giữ tài sản, Cầm cố.

        Câu 6: Một tài sản có thể dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ không?

A. Có.

B. Không

C. Có thể, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

D. Có thể, nếu có giá trị sau thời điểm giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm.

        Câu 7: Trường hợp nào được xử lý tài sản bảo đảm?

A. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

B. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.

C. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.

D. Tất cả các câu trên đều đúng.

        Câu 8: Cầm cố tài sản là gì?

A. Cầm cố tài sản là việc chuyển giao tài sản để thực hiện nghĩa vụ.

B. Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

C. Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.

D. Cầm cố là việc một bên dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia.

        Câu 9: Thế chấp tài sản là gì?

A. Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia.

B. Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và giao tài sản cho bên kia.

C. Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

D. Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và giao tài sản cho bên kia.

        Câu 10: Khi thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất đó có thuộc tài sản thế chấp không?

A. Không.

B. Có.

C. Có, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

D. Không, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

        Câu 11: Nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp thuộc về ai?

A. Bên thế chấp

B. Bên nhận thế chấp.

C. Bên thế chấp hoặc người thứ ba (nếu có thỏa thuận người thứ ba giữ tài sản thế chấp).

D. Bên nhận thế chấp hoặc người thứ ba (nếu có thỏa thuận người thứ ba giữ tài sản thế chấp).

        Câu 12: Vợ chồng ông Nguyễn Văn A đem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mình đến Ngân hàng B để thế chấp với số tiền vay 1 tỷ đồng. Sau đó, vợ chồng ông A tặng cho quyền sử dụng đất trên cho cháu ruột là anh C (giấy tờ viết tay) và không có sự đồng ý của Ngân hàng B. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng B, vợ chồng ông A từ chối thực hiện vì cho rằng mình đã tặng cho QSDĐ cho anh C, nên nghĩa vụ trả nợ là của anh C. Hỏi trong trường hợp này, nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng B thuộc về ai?

A. Anh C, vì quyền sử dụng đất trên đã được chuyển giao cho anh C, nên anh C phải có nghĩa vụ trả nợ.

B. Vợ chồng ông A, vì vợ chồng ông A không được phép tặng cho tài sản thế chấp trên nếu không được Ngân hàng B đồng ý.

C. Vợ chồng ông A, vì vợ chồng ông A và anh C chỉ có giấy viết tay nên không hợp lệ.

C. Tất cả các câu trên đều sai.

Câu 13: Đặt cọc là gì?

A. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

B. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

C. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

D. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền trong một thời hạn để bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Câu 14: Ký cược là gì?

        A. Ký cược là việc bên thuê tài sản là bất động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.

B. Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.

C. Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.

D. Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.

        Câu 15: Ký quỹ là gì?

A. Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.

B. Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.

C. Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.

D. Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền vào tài khoản tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.

        Câu 16: Bảo lưu quyền sở hữu được hiểu là gì?

A. Bảo lưu tài sản được hiểu là trong hợp đồng mua bán thì bên bán có thể được bảo lưu quyền sở hữu đối với đối tượng của hợp đồng cho đến khi bên mua thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán cho bên bán.

B. Bảo lưu tài sản được hiểu là việc lưu giữ hiện trạng tài sản cho đến khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán.

C. Bảo lưu tài sản là việc bên mua bảo quản tài sản cho bên bán cho đến khi bên mua thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán cho bên bán.

D. Tất cả các câu trên đều đúng.

        Câu 17: Hình thức việc bảo lưu tài sản được thực hiện như thế nào?

A. Phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán.

B. Được lập thành văn bản nếu có thỏa thuận.

C. Không cần lập thành văn bản.

D. Ghi trong hợp đồng mua bán nếu có thỏa thuận

        Câu 18: Trong trường hợp hai bên mua bán có thực hiện việc bảo lưu tài sản, khi nào bên bán có quyền đòi lại tài sản?

A. Khi bên bán không muốn bán cho bên mua nữa.

B. Trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận.

C. Trường hợp bên mua hoàn thành nghĩa vụ thanh toán theo thỏa thuận.

D. Khi bên mua muốn trả lại tài sản.

        Câu 19: Bão lãnh là gì?

A. Bảo lãnh là việc làm thay nghĩa vụ cho người khác.

B. Bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ, nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

C. Bảo lãnh là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.

D. Bảo lãnh là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.

        Câu 20: Cầm giữ tài sản là gì?

A. Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

B. Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền đang nắm giữ hợp pháp tài sản được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

C. Cầm giữ tài sản là việc một bên giữ tài sản bên kia trong một thời hạn và một bên phải trả tiền.

D. Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

        Câu 21: Nghĩa vụ có thể được thực hiện thông qua người thứ ba hay không?

A. Có.

B. Không.

C. Khi được bên có quyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể ủy quyền cho người thứ ba thay mình thực hiện nghĩa vụ nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền, nếu người thứ ba không thực hiện hoặc thực hiện không đúng.

D. Khi được người thứ ba đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể ủy quyền cho người thứ ba thay mình thực hiện nghĩa vụ nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền, nếu người thứ ba không thực hiện hoặc thực hiện không đúng.

        Câu 22: Câu nào sau đây là quyền của bên cầm cố?

A. Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận.

B. Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

C. Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có, khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.

D. Tất cả các câu trên đều đúng.

        Câu 23: Câu nào sau đây là nghĩa vụ của bên nhận cầm cố?

A. Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó.

B. Cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố.

C. Được bên cầm cố thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.

D. Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.

        Câu 24: Câu nào sau đây là nghĩa vụ của bên thế chấp?

A. Đầu tư để làm tăng giá trị của bên thế chấp.

B. Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận.

C. Bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh

D. Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.

        Câu 25: Bộ Luật dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành vào ngày, tháng, năm nào?

A. Ngày 01 tháng 07 năm 2017.

B. Ngày 07 tháng 01 năm 2017.

C. Ngày 11 tháng 06 năm 2017.

D. Ngày 01 tháng 01 năm 2017.

        Phần II: Thách đố - Nhận định

        A thuê xe máy của B (có giá trị khoảng 11 triệu đồng) trong 05 ngày. A giao cho B khoản tiền 10 triệu đồng để đảm bảo việc A trả lại xe máy đã thuê và tiền thuê xe máy cho B. Trường hợp trên, A và B đã thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là cầm cố.

Nhận định trên đúng hay sai? Nếu sai thì biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp này là biện pháp nào?

        Phần III: Dự đoán

        Theo bạn, trong kỳ có bao nhiêu cán bộ, viên chức, người lao động trong Lực lượng TNXP Thành phố tham gia dự thi trả lời đúng tất cả các câu hỏi?

Ban Tổ chức

 

CÁC TIN BÀI KHÁC:
Các trang: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26  
Xem tin theo ngày
Trang chủ  Sơ đồ site
       
   LỰC LƯỢNG THANH NIÊN XUNG PHONG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH                 Người phát ngôn:  Đồng chí: Lê Minh Khoa, Chỉ huy trưởng Lực lượng TNXP TP. Hồ Chí Minh
       Địa chỉ: số 636, đường Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh                    ĐT: (028) 38 249 624; Email: lmkhoa.tnxp@tphcm.gov.vn
       Điện thoại: (028) 38 249 623 – 38 249 624 – Fax: (08) 39 245 211                                                 Đồng chí: Nguyễn Văn Bình, Phó Chỉ huy trưởng Lực lượng TNXP TP. Hồ Chí Minh.
       Website: www.tnxp.hochiminhcity.gov.vn –  Email: tnxp@tphcm.gov.vn                                  ĐT: (028) 38 249 625; Email: nguyenvanbinh.tnxp@tphcm.gov.vn