KẾT QUẢ THÁNG 8/2015
1. Đáp án
a) Phần I: Khởi động – Trắc nghiệm
Câu 1: a. Ranh giới ngoài của lãnh hải(Theo quy định tại Điều 11 Luật Biển Việt Nam năm 2012).
Câu 2: d. Cả a, b, c đều đúng(Theo quy định tại Điều 42 Luật Biển Việt Nam năm 2012).
Câu 3: b. Đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là một bộ phận không tách rời của lãnh thổ Việt Nam(Theo quy định tại Điều 19 Luật Biển Việt Nam năm 2012).
b) Phần II: Thách đố - Kiến thức chung về biển, đảo Việt Nam
Câu 1: Việt Nam có bao nhiêu tỉnh, thành phố có biển? Hãy kể tên các tỉnh, thành phố đó?
Gồm 28 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương: Quảng Ninh, Thành phố Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.
(Ban Tuyên giáo Trung ương, 100 câu hỏi – đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam, NXB Thông tin và Truyền thông, 2013,Tr.25).
Câu 2: Việt Nam có bao nhiêu Vịnh lớn? Kể tên các Vịnh đó?
Việt Nam có 02 Vịnh lớn là: Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan ở Biển Đông.
(Ban Tuyên giáo Trung ương, 100 câu hỏi – đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam, NXB Thông tin và Truyền thông, 2013,Tr.48).
Câu 3: Căn cứ theo quy định của Luật biển Việt Nam năm 2012, hãy nêu những hoạt động bị cấm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam? Nêu cơ sở pháp lý.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, những hoạt động sau đây không được tiến hành trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lực địa của Việt Nam:
- Đe dọa chủ quyền, quốc phòng, anh ninh của Việt Nam;
- Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, đánh bắt hải sản trái phép;
- Khai thác trái phép dòng chảy, năng lượng gió và tài nguyên sinh vật khác;
- Xây dựng, lắp đặt, sử dụng trái phép các thiết bị, công trình nhân tạo;
- Khoan, đào trái phép;
- Tiến hành nghiên cứu khoa học trái phép;
- Gây ô nhiễm môi trường biển;
- Cướp biển, cướp có vũ trang;
- Các hoạt động bất hợp pháp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.
(Theo quy định tại Điều 37 Luật Biển Việt Nam năm 2012).
2. Kết quả dự thi
a)Tổng số bài tham gia Hội thi: 886 bài.
b) Tổng số bài trả lời đúng cả 02 phần thi: 330 bài.
c) Tổng số bài trả lời sai: 556 bài.
3. Giải thưởng
Cá nhân: 05 giải nhất
- Đồng chí Hoàng Hải – Công đoàn Cơ sở Trường GDĐT và GQVL số 1 (trả lời đúng cả 02 phần thi và có số dự đoán là 325 người trả lời đúng cả 02 phần thi).
- Đồng chí Lê Văn Sơn – Công đoàn Cơ sở Cơ quan Lực lượng (trả lời đúng cả 02 phần thi và có số dự đoán là 325 người trả lời đúng cả 02 phần thi).
- Đồng chí Nguyễn Đình Kiên – Công đoàn Cơ sở Trường GDĐT và GQVL số 1 (trả lời đúng cả 02 phần thi và có số dự đoán là 325 người trả lời đúng cả 02 phần thi).
- Đồng chí Hoàng Tùy – Công đoàn Cơ sở Trung tâm GDTX TNXP (trả lời đúng cả 02 phần thi và có số dự đoán là 325 người trả lời đúng cả 02 phần thi).
- Đồng chí Bùi Trần Hoàng – Công đoàn Cơ sở Cơ sở xã hội Nhị Xuân (trả lời đúng cả 02 phần thi và có số dự đoán là 325 người trả lời đúng cả 02 phần thi).
Tập thể: Công đoàn Trường GDĐT và GQVL số 1 (tỷ lệ tổng số bài trả lời đúng cả 02 phần thi/tổng quân số CBVC-NLĐ là 70 %).
......................................................................................
ĐỀ THI THÁNG 9/2015
1. Chủ đề: Các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
2. Đề thi
Căn cứ vào các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm:
- Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh;
- Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh;
Hãy trả lời các câu hỏi trong các phần thi sau:
Phần I: Khởi động - Trắc nghiệm
Căn cứ vào các quy định trên hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1: Những công việc nào sau đây Thừa phát lại được làm?
a. Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.
b. Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức; xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự
c. Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 2: Thừa phát lại là gì?
a. Là tổ chức hành nghề được quyền thực hiện các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan.
b. Là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan.
c. Là người có các tiêu chuẩn, được Nhà nước bổ nhiệm và trao quyền để làm các công việc theo quy định tại Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh và pháp luật có liên quan.
d. Cả a, b, c đều sai.
Câu 3: Điều kiện thành lập văn phòng Thừa phát lại
a. Có trụ sở cố định; có các điều kiện vật chất cần thiết để đảm bảo giao dịch.
b. Có tổ chức bộ máy đúng thành phần theo quy định, đảm bảo đủ năng lực để thực hiện các công việc của một văn phòng Thừa phát lại được làm.
c. Trụ sở văn phòng Thừa phát lại có diện tích bảo đảm cho hoạt động, cho việc lưu trữ tài liệu và thuận tiện cho khách hàng; có các điều kiện vật chất cần thiết khác để hoạt động; tổ chức bộ máy theo quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh.
d. Cả a, b, c đều đúng
Phần II: Thách đố - Nhận định
Căn cứ vào các quy định trên hãy trả lời các câu nhận định sau đúng hay sai và nêu cơ sở pháp lý cụ thể.
Câu 1: Người muốn được bổ nhiệm làm Thừa phát lại phải có hồ sơ gửi Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 2: Thừa phát lại do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm.
Câu 3: Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính. Con dấu của văn phòng Thừa phát lại do Bộ Tư pháp quy định.
Phần III: Dự đoán
Theo bạn, trong kỳ có bao nhiêu bài dự thi trả lời đúng tất cả các câu hỏi ở Phần I và Phần II?
Lưu ý: Bài dự thi hợp lệ là bài viết tay, dùng bút ghi họ và tên, khoanh tròn các đáp án trong phần trắc nghiệm và trả lời các câu hỏi nhận định, không sử dụng hình thức đánh máy.